Tại Sao Cá Bảy Màu Nằm Im Dưới Đáy? 6 Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Tại Sao Cá Bảy Màu Nằm Im Dưới Đáy?

Đối với những người nuôi cá bảy màu, đôi khi sẽ thắc mắc tại sao cá nằm im dưới đáy thay vì tung tăng bơi lội trong bể. Nhiều người nuôi cá đôi khi sẽ không quan tâm đến hành động này của cá bảy màu, nhưng thực chất đây đôi khi lại là một dấu hiệu bạn cần phải chú ý và xử lý. Cùng Hikari Pet Food tìm hiểu nhé!

6 nguyên nhân tại sao cá bảy màu nằm im dưới đáy?

Tại sao cá cảnh nằm im dưới đáy mà không tung tăng bơi lội trong hồ? Chúng ta có thể tìm hiểu thông qua 6 nguyên nhân sau:

Cá bảy màu nằm dưới đấy là do căng thẳng (Stress)

6 nguyên nhân tại sao cá bảy màu nằm im dưới đáy?
6 nguyên nhân tại sao cá bảy màu nằm im dưới đáy?

Một trong những dấu hiệu phổ biến khiến cho cá bảy màu nằm im dưới đáy bể chính là do căng thẳng. Sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng này, nếu dẫn đến lâu dài thì chắc chắn rằng sức khoẻ của chúng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng sức khỏe và hành vi nằm im của cá bảy màu có quan hệ mật thiết đối với nhau.

Cá mang thai hoặc trong quá trình chuyển dạ

Cá bảy màu mang thai hoặc trong quá trình sinh con có thể sẽ thường xuyên nằm dưới đáy bể. Nhất là khi trong bể cá của bạn đang nuôi lẫn cá bảy màu đực và cá bảy màu cái, khả năng cao chúng sẽ sinh sản ra những đàn cá con liên tục. Vì thế, việc tại sao cá bảy màu nằm im dưới đáy có thể là do chúng đang tìm một góc nào đó trong bể để thực hiện quá trình sinh sản.

Nếu sau một thời gian, bạn có thể quan sát được trong bể có những chú cá bảy màu con nhỏ bé đang bơi trong bể thì bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm là những con cá bảy màu nằm im dưới đáy chỉ là để sinh sản chứ không phải có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh tật.

Xem chi tiết: Cách Nhận Biết Cá Bảy Màu Có Bầu, Sắp Đẻ. Tại Sao Cá 7 Màu Không Đẻ Dù Bụng To

Điều kiện nước kém, ảnh hưởng từ môi trường

Điều kiện nước kém, ảnh hưởng từ môi trường
Điều kiện nước kém, ảnh hưởng từ môi trường

Điều kiện nước kém cũng có thể là một trong những yếu tố tạo nên sự căng thẳng cho cá bảy màu. Chúng sẽ có những biểu hiện khác thường như chán ăn, lờ đờ hoặc bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bệnh tật… thậm chí nguy hiểm hơn, có thể cá bảy màu bị chết và ảnh hưởng đến toàn bộ bể cá của bạn.

Khi bạn bắt đầu nuôi cá bảy màu, hãy đảm bảo rằng bể cá của bạn ổn định về mặt vi sinh cho bể, Sau khi bể đã ổn định về mặt vi sinh, bạn có thể cho cá của mình vào nhưng lưu ý rằng không nên thả quá nhiều cá vào bể cùng một lúc. Hơn nữa, bạn có thể nuôi thêm một số loài cây thuỷ sinh để có thể tạo chỗ trú ẩn cho cá và cải thiện chất lượng nước.

Bạn cũng có thể sử dụng máy sưởi để có thể giữ nhiệt độ ổn định, hoặc có thể thêm một hệ thống lọc làm sạch độc tố và nước cặn bã. Điều kiện hơn, bạn cũng có thể trang bị một máy bơm không khí để giữ cho nước được cung cấp oxy tốt.

Cá bảy màu nằm dưới đáy do tranh giành lãnh thổ

Đôi khi bạn đã cung cấp đủ những điều kiện cần thiết nhất cho bể cá bảy màu, nhưng vẫn có hiện tượng hành vi nằm im của cá bảy màu. Đó có thể là do bạn nuôi nhiều loài cá trong bể và chúng không phù hợp với nhau.

Việc này dẫn đến những hành vi hung hãn, tranh giành lãnh thổ. Đây là Hành vi ẩn mình của cá bảy màu trong tự nhiên. Hãy chọn những loại cá tương thích để cùng nuôi trong bể cá bảy màu. Những loài cá được khuyến khích nuôi như: cá nheo lông, cá da trơn, cá đuôi kiếm, cá mún,…

Nên đặc biệt lưu ý không nuôi cá bảy màu cùng với những con cá lớn. Hơn nữa, bạn không nên nuôi những loài cá có yêu cầu nhiệt độ khác nhau với hy vọng rằng chúng có thể thích nghi. Điều này sẽ không tốt cho bể cá của bạn.

Bệnh cũng là nguyên nhân tại sao cá bảy màu nằm im dưới đáy

Một trong những nguyên nhân khiến cá bảy màu nằm im dưới đáy có thể là do chúng đã mắc bệnh. Dấu hiệu bạn có thể nhận biết chính là chúng nằm bất động dưới đáy bể hoặc gặp khó khăn khi bơi và thở. Có nhiều loại bệnh như nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, cổ chướng, rối loạn bàng quang khi bơi,… gây ra hiện tượng khó khăn khi bơi lội.

Hãy quan sát thêm nhiều triệu chứng khác như chán ăn, vây bị rách, vết thương hoặc đốm trên cơ thể,… để có thể xác định rõ ràng nguyên nhân cá bảy màu thụ động. Sau khi đã phát hiện bệnh, hãy thay nước cho bể cá và sử dụng các loại thuốc thích hợp để điều trị cho chúng.

Bạn cũng có thể cách ly những con cá bị bệnh để ngăn ngừa sự lây lan bệnh cho đàn cá. Việc phòng ngừa vẫn nên là ưu tiên hàng đầu của bạn. Hãy luôn kiểm tra kĩ những cá thể cá mới. thay nước thường xuyên, chế biến thức ăn chăn nuôi và chuẩn bị một môi trường sống thật tốt cho chúng. Tác động của môi trường sống lên hành vi nằm dưới đáy của cá là rất lớn.

Ngộ độc amoniac

Nếu bạn không thường xuyên theo dõi nồng độ amomiac trong bể cá của mình, chúng có thể gây chết cá trong bể. Và cũng đôi khi việc ngộ độc amoniac cũng là nguyên nhân khiến cá bảy màu nằm đáy.

Tình trạng ngộ độc amoniac có thể xảy ra đột ngột khi lượng amoniac tăng đột biến trong bể cá của bạn (điều này vẫn có thể xảy ra trong các bể cá mới của bạn theo một chu kỳ) hoặc khi bạn không thay nước trong bể thường xuyên, mức amoniac không được theo dõi thì vẫn ó thể dẫn đến hiện tượng bể bị ngộ độc amoniac.

Một số dấu hiệu bạn có thể nhận biết khi bể cá của bạn bị ngộ độc amoniac ngoài việc cá bảy màu nằm im dưới đáy bể chính là chúng có thể có một vài biểu hiện như có những vệt máu đỏ, vây bị kẹp, thờ ơ, chán ăn.

Nếu bạn nhận thấy trong bể cá của mình có xảy ra những biểu hiện này, bạn nên thay nước cho bể cá của mình. Hơn nữa, nên thay nước thường xuyên để có thể bảo vệ đàn cá của mình khỏi việc bị ngộ độc amoniac.

Xử lý tình trạng và cách chăm sóc cá bảy màu khi chúng nằm dưới đáy

Xử lý tình trạng và cách chăm sóc cá bảy màu khi chúng nằm dưới đáy
Xử lý tình trạng và cách chăm sóc cá bảy màu khi chúng nằm dưới đáy

Cách hình thành thói quen nằm dưới đáy của cá bảy màu có rất nhiều nguyên nhân. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân của hành động này thật kĩ lưỡng để có thể đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất.

Thường xuyên kiểm tra nồng độ amoniac trong bể

Vì việc đo nồng độ amoniac trong bể cá là rất quan trọng, nên bạn cần lưu ý khi mức amoniac trong bể cao hơn 1ppm so với mức tiêu chuẩn thì bạn cần tìm cách xử lý ngay lập thức. Sau đó, bạn hãy áp dụng những phương pháp để giúp làm giảm độ pH của nước, đồng thời thay 50% mức nước trong bể cá.

Với trường hợp nồng độ amoniac đã nhiều đến mức nghiêm trọng, lúc này bạn cần phải sử dụng những sản phẩm kiếm soát độ pH hoá học để làm giảm độ amoniac. Tại thời điểm này, bạn cũng cần phải hạn chế cho cá ăn để giảm đến mức tối đa lượng chất thải thải ra bể.

Nếu như môi trường nước đã quá nguy hiểm cho bầy cá của bạn, lúc này bạn cần đưa bầy ca ra một môi trường sống tạm bằng một bể cá khác. Sau khi đã xử lí xong bể cá bạn mới nên thả cá trở lại bể.

Tạo môi trường sống chất lượng và lý tưởng

Môi trường sống là yếu tố quyết định việc cá bảy màu có thể sống được lâu hay không. Bên dưới sẽ là một số điều bạn nên thực hiện để đảm bảo cá trong bể của bạn có được một môi trường sống tốt nhất.

Đầu tiên bạn nên có nguồn nước chất lượng để sử dụng cho bể cá, điều này không chỉ áp dụng cho cá bảy màu mà tất cả các loài cá nào khác cũng cần sống trong một môi trường nước với chất lượng tốt.

Thứ hai, để duy trì chất lượng nước tốt, bạn nên sử dụng những thiết bị như máy sưởi để giữ nhiệt độ ổn định, hệ thống lọc làm sạch nước,… Nếu bạn có nhiều điều kiện hơn, hãy mua một máy bơm không khí để có thể giúp cho nước luôn được cung cấp đầy đủ oxy.

Thứ ba, bạn nên trông thêm một số loài cây thuỷ sinh để cá có thể ẩn áo, vui đùa, giảm căng thẳng,.. cũng như tạp một môi trường thuỷ sinh trong xanh hơn.

Cuối cùng là thay nước trong bể thường xuyên, nhưng ở mỗi lần thay nước bạn chỉ nên thay 30 đến 40% lượng nước trong bể cá của mình.

Theo dõi sức khỏe cá thường xuyên

Theo dõi sức khỏe cá bảy màu thường xuyên
Theo dõi sức khỏe cá bảy màu thường xuyên

Một trong những vấn đề khiến cá bảy màu nằm im dưới đáy phổ biến nhất chính là bể cá chứa quá nhiều. Mặc dù bể 40 lít nước được khuyến nghị là kích thước bể tối thiểu cho cá bảy màu. Tuy nhiên cá bảy màu là loài có xu hướng sinh sản rất thường xuyên, cho nên việc lượng cá trong bể tăng lên theo cấp số nhân là một điều rất dễ dàng xảy ra đối với bể cá của bạn.

Tại sao cá bảy màu ưa thích nằm dưới đáy? Bởi vì cá bảy màu là động vật hoạt động ban ngày, chúng cần phải nhắm mắt vào ban đêm để phục hồi và tiết kiệm năng lượng.

Nếu bạn nhận thấy cá bảy màu của bạn nổi trên sỏi hoặc bề mặt khác ở đáy bể trong đêm, bạn không nên lo lắng vì cá bảy màu của bạn đang nghỉ ngơi.

Trong thời gian này, chúng có thể co giật một chút và búng vây, nhưng nhìn chung chúng sẽ ở trạng thái nghỉ ngơi. Nếu bạn có đèn nhân tạo trong bể cá, hãy nhớ tắt chúng vào ban đêm để cá bảy màu được nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, tình hình lại khác nếu bạn thấy hành vi này xảy ra vào ban ngày. Nếu cá nằm dưới đáy vẫn tiếp tục diễn ra, thì vấn đề có thể là một trong những vấn đề khác đã thảo luận bên trên.

Gợi ý dành cho bạn: Cách Chăm Sóc Cá 7 Màu Chi Tiết Nhất Từ Chuyên Gia: Nguồn Gốc, Cách Nuôi và Chế Độ Chăm Sóc

Có rất nhiều lý do, nguyên nhân dẫn đến việc cá bảy màu nằm dưới đáy, đó có thể là do chúng căng thẳng, vấn đề về chất lượng nước, cá quá nhiều, bệnh tật, mang thai,… Nếu bạn nhận thấy hành vi cá bảy màu nằm yên dưới đáy ở cá bảy màu, trước tiên hãy kiểm tra chất lượng nước. Hãy đón đọc nhiều bài viết hơn từ Hikari Pet Food để có thể tìm hiểu rõ hơn về cách nuôi cá bảy màu nhé!

5/5 - (7 votes)

Bài viết liên quan

Sản phẩm được yêu thích

Các bài viết mới nhất

4 Cách Sử Dụng Thuốc Tím Cho Cá Cảnh Đúng Liều, An Toàn

4 Cách Sử Dụng Thuốc Tím Cho Cá Cảnh Đúng Liều An Toàn Nhất

Thuốc tím là một hóa chất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong nuôi cá cảnh, thuốc tím được sử dụng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Vậy thuốc tím cho cá điều trị những bệnh gì? Những lưu ý nào cần thiết khi sử dụng thuốc tím cho cá? Hãy

Cá Vàng Bị Lở Đầu, Cá Bị Lở Loét Và Cách Trị Bệnh Hiệu Quả

Cá Vàng Bị Lở Đầu, Loét Thân Cách Phòng Thuốc Trị Hiệu Quả

Cá vàng bị lở đầu hay còn được gọi là hội chứng lở loét dịch tễ (Epizootic Ulcerative Syndrome – EUS), là một căn bệnh phổ biến ở nhiều loài cá nước ngọt như cá lóc, cá rô, cá chẽm, cá đối, và cá Koi,.. Vậy nguyên nhân nào khiến cá vàng mắc phải tình trạng

Cá Vàng Bị Nhạt Màu, Mất Màu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Cá vàng vốn dĩ sở hữu màu sắc rực rỡ và cuốn hút tự nhiên. Tuy nhiên, nếu người nuôi không chú ý kỹ lưỡng trong quá trình chăm sóc hoặc áp dụng sai kỹ thuật nuôi, màu sắc của cá có thể bị ảnh hưởng, thậm chí dẫn đến tình trạng cá vàng bị nhạt

Cá Bị Thối Vây, Thối Đuôi Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Cá Bị Thối Vây, Thối Đuôi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Cá bị thối vây hay cá bị thối đuôi là một vấn đề thường gặp trong quá trình nuôi cá cảnh, không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cá. Trong bài viết này, Hikari Pet Food sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân

Cá Vàng Bị Chổng Mông Cách Chữa Trị Hiệu Quả Từ Nhật Bản

Cách Trị Cá Vàng Bị Chổng Hiệu Quả Từ Chuyên Gia Nhật Bản

Cá vàng bị chổng bụng có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của cá đang gặp vấn đề. Vậy bệnh chổng bụng ở cá vàng là gì? Đâu là nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng này? Làm thế nào để chữa trị và phòng ngừa hiệu quả theo kinh nghiệm từ

Cá Vàng Bị Sình Bụng Khó Tiêu Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Cá Vàng Bị Sình Bụng Khó Tiêu: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Cá vàng bị sình bụng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là tình trạng xảy ra phổ biến ở các loài cá cảnh, đặc biệt là cá vàng. Vậy dấu hiệu nhận biết cá vàng bị sình bụng là gì? Nguyên nhân cá bị sình bụng do đâu và cách chữa trị cá vàng bị

Scroll to Top