Cá Vàng Bị Xù Vảy: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Cá Vàng Bị Xù Vảy: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bệnh xù vảy là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe của cá vàng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cá của bạn có thể sẽ ra đi mãi mãi. Vì vậy, việc hiểu rõ về cá vàng bị xù vảy là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Hikari tìm hiểu chi tiết hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị khi cá vàng bị xù vảy qua bài viết dưới đây.

Bệnh xù vảy ở cá là tình trạng gì?

Bệnh xù vảy (hay còn gọi là Dropsy) là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm đối với cá cảnh, đặc biệt là cá vàng. Khi mắc bệnh, vảy của cá sẽ phồng lên, tạo thành những chấm đỏ hoặc trắng, trông giống như quả thông. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của cá mà còn gây ra nhiều đau đớn và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cá vàng bị xù vảy thường xảy ra khi nhiệt độ nước thấp như vào mùa đông, mùa xuân hoặc có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ nước trong bể cá.

Bệnh xù vảy ở cá là tình trạng gì?
Cá vàng bị xù vảy là tình trạng phổ biến và có thể gây hại đến sức khỏe của cá.

Nguyên nhân cá vàng bị xù vảy

Nguyên nhân bệnh xù vảy cá vàng chủ yếu là nội tạng bị nhiễm khuẩn do suy giảm chức năng thận, nước tiểu và amoniac không được bài tiết ra khỏi cơ thể cá Vàng. Bệnh này được gọi là Uremia có nghĩa là ứ nước trong bụng đẩy áp lực lên bụng làm cho vảy bị xù lên. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Nhiệt độ nước giảm đột ngột, tắt ruột, rối loạn bài tiết, tắt trứng, bộ lọc bị bẩn, sức đề kháng của cá giảm,…

Nguyên nhân chính là do môi trường, vi khuẩn

Cá Vàng bị xù vảy không chỉ do vi khuẩn Aeromonas gây ra như nhiều người vẫn nghĩ. Một trong những thủ phạm ít được nhắc đến là vi khuẩn Mycobacteriosis. Đặc biệt, nếu cá Vàng già yếu hoặc có sức đề kháng kém rất dễ trở thành nạn nhân của loại vi khuẩn này.

Bên cạnh đó, thói quen thải phân nhiều của cá vàng khiến hàm lượng amoniac và nitrit trong nước luôn ở mức cao. Nếu hệ thống lọc không hoạt động hiệu quả và việc thay nước không được thực hiện thường xuyên, môi trường sống ô nhiễm sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh xù vảy và các bệnh khác.

Một nguyên nhân khác không thể bỏ qua là sự thay đổi đột ngột của môi trường sống. Việc vận chuyển cá đến một nơi ở mới, với chất lượng nước khác biệt, có thể khiến cá bị stress nặng nề. Khi cho cá vào bể chưa được xử lý clo, nguy cơ mắc bệnh xù vảy càng tăng cao.

Nguyên nhân chính là do môi trường, vi khuẩn
Nguyên nhân chính gây ra bệnh xù vảy cá vàng là do môi trường, vi khuẩn

Nhiệt độ nước giảm đột ngột, tắt ruột

Mặc dù cá Vàng thích nghi tốt với nhiệt độ từ 20-23°C ở Việt Nam, nhưng những thay đổi đột ngột hoặc nhiệt độ quá thấp có thể dẫn đến tình trạng cá bị tắt ruột và làm giảm sức đề kháng của cá. Bên cạnh đó, độ pH của nước cũng cần được duy trì ở mức 7-8.0 để đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho cá.

Dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không cân đối cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh xù vảy ở cá vàng. Việc chỉ cho cá ăn cám trong thời gian dài hoặc lạm dụng thức ăn tươi sống chưa qua xử lý có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến bệnh lý đường ruột. Điều này khiến hệ miễn dịch của cá suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

Chấn thương

Các vật trang trí trong bể cá nếu có các cạnh sắc nhọn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của cá.

Khi bơi lội, cá rất dễ bị va chạm vào những góc cạnh này, gây ra các vết thương hở. Các vết thương này không chỉ làm mất thẩm mỹ của bể cá mà còn là nơi để vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng và làm bong tróc vảy. Đặc biệt trong môi trường nước kém chất lượng, quá trình lành thương sẽ diễn ra chậm hơn, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn cho cá, hãy lựa chọn các vật trang trí có bề mặt nhẵn, bo tròn các góc cạnh và thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề có thể xảy ra.

Rối loạn bài tiết

Đây cũng là một nguyên nhân khiến cá bị xù vẩy. Tình trạng cá bị táo bón, phù đại cơ quan và viêm nhiễm hệ bài tiết ở cá gây nên tình trạng rối loạn bong bóng là cá không thể thải chất thải ra khỏi cơ thể làm cơ thể cá bị phình to.

Tắt trứng

Tình trạng thường gặp ở cá Vàng mái lâu năm không thể tự đẻ được. Trừng cá Vàng già và lão hóa là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc trứng. Làm bụng cá phình to khiến bị xù vảy và có thể làm cá mất. Vì vậy bạn cũng cần để ý giúp cá xả trứng trong các trường hợp cá bị tắt trứng vào mùa sinh sản nhé!

Bộ lọc bị bẩn

Vệ sinh bộ lọc và phần đấy lát đá trong bể thường xuyên, định kỳ cũng là cách giúp cá giảm tình trạng cá vàng xù vảy. Vệ sinh bộ lọc và bổ sung thêm vi sinh giúp cân bằng tỷ lệ vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn hiếu khí từ đó giúp hạn chế bệnh.

Sức đề kháng của cá giảm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức đề kháng của cá giảm như nguồn nước, chất lượng thức ăn cũng như là nhiệt độ, ánh sáng,… Nếu không tạo một môi trường phù hợp kiểm soát nồng độ pH, amoniac,… sẽ dễ làm cá bị yếu từ đó các mầm bệnh sẽ dễ tấn công cá.

Dấu hiệu và triệu chứng cá vàng bị xù vảy

Đối với bệnh xù vảy các triệu chứng có thể nhận biết rất dễ dàng qua mắt thường như:

  • Vảy dựng đứng lên, bị phồng rộp, loét, thậm chí bong tróc. Khi ấn nhẹ vào gốc vảy, chất lỏng màu trắng hoặc đỏ có thể chảy ra.
  • Cá dừng bài tiết nước tiểu và phân
  • Bề mặt da bị sưng đỏ, xuất hiện các vết loét.
  • Bụng phình to, căng cứng như quả bóng làm cho cá mất thăng bằng.
  • Mắt phồng lồi, tròng mắt đục.
  • Vây bị xù, rách, xuất hiện các sợi tơ trắng.
  • Cá lờ đờ, không hoặc ít hoạt động, bơi lội khó khăn, thường cá Vàng nằm ở đáy bể.
  • Thở gấp, mất màu, cơ thể biến dạng.
  • Nếu bạn để ý kĩ sẽ có thể thấy nước trong hồ sẽ có chất màu trắng, đó là chất nhầy của cơ thể cá Vàng bong ra

Chú ý: Trong giai đoạn cuối của bệnh, vảy cá có thể mở ra như nón thông, cá bị phù nề toàn thân và thường không thể cứu chữa. Ngoài ra trong quá trình chữa bệnh cũng có thể gặp tình trạng đột nhiên vảy đang dựng lên tự nhiên đóng lại, tích nước, bụng xưng lên. Mặc dù nhìn có vẻ như là triệu chứng bệnh đã được giải quyết, tuy nhiên cá vẫn chìm không hoạt động gì thì đây cũng là giai đoạn cuối của căn bệnh. Các bạn cũng nên chú ý chi tiết này nha

Dấu hiệu và triệu chứng cá vàng bị xù vảy
Cá Vàng khi bị xù vảy sẽ có những biểu hiện trên cơ thể

Cách chữa và điều trị bệnh xù vảy cá vàng

Khi phát hiện cá bị bệnh, cần tiến hành các biện pháp điều trị kịp thời để ngăn chặn bệnh lây lan và cứu sống cá.

Cách ly cá bệnh

Việc cách ly cá bệnh là bước đầu tiên vô cùng quan trọng. Hãy chuẩn bị một bể cá riêng biệt có kích thước phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ không gian cho cá di chuyển. Nguồn nước trong bể cách ly nên lấy từ bể chính để tránh sốc nhiệt cho cá. Ngoài ra, hãy trang bị hệ thống lọc đơn giản, thiết bị sưởi (nếu cần) và cung cấp ánh sáng vừa đủ. Nhiệt độ phù hợp để điều trị bệnh cho cá là từ 25 độ, hạn chế không nên vượt quá 30 độ.

Vì đây là bệnh do vi khuẩn gây nên khi ở nhiệt độ hơn 25 độ thì tình trạng sẽ trở nên xấu đi.

*Lưu ý: Hạn chế tối đa việc trang trí bể cách ly để tránh các góc cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương cá thêm. Việc cách ly không chỉ ngăn chặn bệnh lây lan mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi tình trạng sức khỏe của cá và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.

Cách ly cá bệnh
Cách ly cá bệnh là điều đầu tiên cần thực hiện khi biết cá vàng bị xù vảy

Bổ sung muối ăn vào bể

Muối hồ cá và baking soda là hai thành phần quen thuộc trong việc chăm sóc cá cảnh, đặc biệt hữu ích trong việc điều trị các bệnh ngoài da.

Muối hồ cá có khả năng sát trùng mạnh mẽ, giảm viêm hiệu quả và tạo ra một môi trường không lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. Baking soda, với tính kiềm nhẹ, giúp cân bằng độ pH trong nước, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và giảm thiểu sự kích ứng da của cá.

  • Tắm muối hột: Ngâm cá trong dung dịch muối hột hồ cá pha loãng (khoảng 2%) kết hợp với baking soda (khoảng 3%) trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày là một phương pháp điều trị đơn giản nhưng hiệu quả. Việc tắm muối giúp làm sạch vết thương, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm sưng viêm và tạo điều kiện cho da cá phục hồi nhanh chóng.
  • Thêm muối vào bể: Thêm một lượng nhỏ muối hồ cá vào bể cá có thể giúp ngăn ngừa bệnh lây lan và duy trì môi trường nước sạch sẽ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng muối với nồng độ quá cao có thể gây hại cho một số loại vi sinh vật có lợi trong bể, ảnh hưởng đến quá trình lọc sinh học. Do đó, nên theo dõi sát sao tình hình của cá và điều chỉnh liều lượng muối một cách hợp lý.
Bổ sung muối hột vào bể
Bổ sung muối hột vào bể giúp sát trùng và ngăn ngừa bệnh lây lan

Sử dụng thuốc chữa cá vàng bị xù vảy

Khi các biện pháp điều trị tại nhà như cải thiện chất lượng nước, điều chỉnh nhiệt độ, và cung cấp chế độ ăn uống cân bằng không mang lại hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng xù vảy ở cá, việc sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị là cần thiết. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh xù vảy:

  • RID PROTOZOAN: Thuốc này có tác dụng tiêu diệt các loại ký sinh trùng gây bệnh xù vảy. Để sử dụng, bạn pha trực tiếp thuốc vào nước với liều lượng 2 giọt/2 lít nước theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Tetracyclin Nhật Bản: Đây là một loại thuốc kháng sinh phổ rộng, có hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn ở cá. Thuốc được pha vào nước với liều lượng 1 giọt/2 lít nước và cần điều trị liên tục trong 2-3 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Để tăng cường hiệu quả điều trị, bạn có thể nhẹ nhàng khều bỏ các vảy bị xù trước khi cho cá vào dung dịch thuốc.
Sử dụng thuốc chữa cá vàng bị xù vảy
RID PROTOZOAN là thuốc sử dụng chữa cá vàng bị xù vảy

*Lưu ý:

  • Việc lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của cá. Người nuôi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để được tư vấn chính xác.
  • Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất về liều lượng và thời gian điều trị. Việc sử dụng thuốc quá liều hoặc quá ít đều có thể gây hại cho cá.

Cacao

Cacao chữa bệnh cá Vàng bị xù vẩy
Cacao chữa bệnh cá Vàng bị xù vẩy

Nghe có vẻ lạ nhưng Cacao theo y học thế giới chứng minh có tác dụng diệt virút cúm. Đối với cá Vàng Cacao là liều thuốc giúp điều trị bệnh bên trong nội tạng của cá Vàng. Hiệu quả đã được chứng minh trong các trường hợp. Thức ăn cho cá Vàng được làm từ Cacao là một phương thuốc dân gian. Trong Cacao có chứa 2 thành phần quan trọng Catechin và Anthocyanin, 2 hoạt chất này giúp hạn chế hoạt động của nấm và diệt khuẩn.

Cacao có chức năng hỗ trợ đường ruột rất tốt. Phương pháp điều trị cá vàng bị xù vảy bằng Cacao như thế nào?

Khi tắm cá bằng Cacao thì nồng độ từ 0.02% – 0.05% – 0.1% (khoảng 1 muỗng cà phê cacao nguyên chất/ 1 lít nước). Ngâm 2-3 ngày liên tục, không cho cá ăn trong thời điểm này. Mỗi ngày thực hiện thay nước 50% lượng nước sau đó tiếp tục bổ sung thêm 50% lượng cacao. Khoảng 3-4 ngày cá sẽ có dấu hiệu khỏe lên. Sau khi khỏi bạn có thể ngâm cá vào Methylene để khử trùng. Luôn bổ sung sủi oxy liên tục nhé!

Nồng độ từ đậm 0.1% cho 1-2 ngày đầu tiên. Sau ngày thứ 3 sẽ giảm xuống 0.5 và cuối cùng là 0.2% lượng cacao. Chú ý lượng Cacao không vượt quá 0.1% sẽ gây khó thở cho cá làm cá chết. Không cho cá ăn trong thời gian này.

Lưu ý nhỏ: Không nên ngâm muối và Cacao sẽ làm tình trạng cá trở nên tồi tệ hơn. Nhiệt độ giao động từ 23 độ – 25 độ. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đặc biệt là 15-18 độ lúc này Cacao sẽ không tan trong nước.

Nếu đồng thời cá bị Vàng bị xù vảy và xuất huyết thì tuyệt đối không sử dụng phương pháp Cacao này nhé! Nguy hiểm vô cùng, bạn nên chữa trị tình trạng cá bị xuất huyết trước sau đó chữa bệnh xù vảy sau. Hướng dẫn chữa Cá Vàng Bị Xuất Huyết – Nguyên Nhân, Cách Trị Và Phòng Bệnh tại đây bạn tham khảo nhé!

Trường hợp cá khỏe mạnh lại bạn có thể cho cá về lại hồ cũ. Cho cá ăn thật ít để kiểm tra cá có còn bị bệnh không. Nếu cá ăn Vàng ăn mà không đi ra phân và bài tiết thì có thể cá vẫn chưa khỏe mạnh. Bạn có thể thực hiện lại phương pháp điều trị bằng Cacao lại đến khi nào khỏi hẳn.

Dầu thầu đầu

Lưu ý đây là phương pháp cuối cùng khi không còn cách nào khác để chữa bệnh cá vàng bị xù vảy, hên xui được “Được ăn cả, ngã về không” và chỉ sử dụng khi cá bị rối loạn các chức năng thận và liên quan tới bài tiết, các trường hợp do nguyên nhân khác không được áp dụng.

Phương pháp này áp dụng như sau:

Nói sơ qua về dầu thầu đầu đây là loại dầu thúc đẩy bài tiết. Phương pháp tăng nhiệt độ thực hiện như sau ngày 1: Điều chỉnh nhiệt độ ở mức 25 độ, ngày thứ 2 điều chỉnh nhiệt độ lên 33 độ, ngày tiếp theo sẽ điều chỉnh nhiệt độ xuống 25 độ. Thì cái cách điều chỉnh nhiệt độ này kết hợp với dầu thầu đầu sẽ ép cho cá bài tiết mạnh mẻ sau đó cá sẽ thải hết phân và nước tiểu tích tụ ra ngoài.

Nhưng cần chú ý nhiệt độ này sẽ là ảnh hưởng và gây rối loạn chức năng của bong bóng cá cũng như bài tiết của đường ruột do đó phương pháp này chỉ nên áp dụng trong một thời gian ngắn sau đó hãy cho cá trở về với nhiệt độ nước bình thường gần gũi với thiên nhiên.

Cách phòng ngừa cá ranchu bị xù vảy

Để phòng ngừa cá Vàng bị xù vảy và các bệnh khác ở cá vàng, việc đảm bảo chất lượng nước và môi trường sống là vô cùng quan trọng. Thường xuyên thay nước khoảng 30-60% mỗi tuần, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa hoặc sau khi vận chuyển cá.

Sử dụng muối hột với liều lượng thích hợp để sát trùng và cân bằng độ pH. Vệ sinh bộ lọc định kỳ để loại bỏ các chất bẩn và vi khuẩn gây hại. Điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp với từng mùa, tránh sốc nhiệt cho cá.

Ngoài ra, việc lựa chọn loại thức ăn chất lượng cho cá Vàng tại Hikari Pet Food với công nghệ cũng như chất lượng đã được kiểm duyệt khắt khe từ Nhật Bản và vệ sinh sạch sẽ cũng góp phần tăng cường sức đề kháng cho cá. Quan trọng hơn hết, hãy quan sát cá thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

Cách phòng ngừa cá ranchu bị xù vảy
Cách phòng ngừa cá ranchu bị xù vảy

Thường xuyên kiểm tra cá nếu cá có tình trạng cá lờ đờ, bụng to lên, vảy có tình trạng dựng vảy, cá vàng không ra phân. Từ những dấu hiệu nhỏ như vậy bạn cần nhanh chóng điều trị gấp trước khi quá muộn. 2 ngày sau khi phát bệnh, bệnh sẽ diễn biến xấu rất nhanh bạn có thể trở tay không kịp.

Các câu hỏi thường gặp về chủ đề cá bị xù vảy

Cùng Hikari Pet Food giải đáp các câu hỏi về tình trạng cá vàng bị xù vảy dưới đây:

Cá vàng bị xù vẩy có lây sang cá khác cùng trong hồ không?

Theo lý thuyết người ta nói virus này không lây. Nhưng nếu nó đã xâm nhiễm rồi thì sẽ gây ảnh hưởng tới các chức năng bên trong đặc biệt là thận sẽ làm tiết dịch cơ thể của cá bệnh sẽ lây nhiễm sang cá khác cùng bể. Bằng cách các cá khỏe sẽ ăn chất dịch nhầy của cá bệnh và mắc bệnh. Vì vậy người nuôi thường xuyên theo dõi bể cá của mình, nếu có dấu hiệu bệnh cần xử lý ngay cách ly để tránh lây lan toàn bộ bể.

Cá vàng bị xù vảy có nguy hiểm không?

Cá vàng bị xù vảy là một tình trạng khá nghiêm trọng và cần được xử lý kịp thời. Bệnh rất dễ lây lan giữa các cá thể trong cùng một hồ, nếu không cách ly kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ đàn cá. Vảy cá khi bị bong tróc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh xù vảy có thể làm giảm khả năng trao đổi khí của mang, gây khó thở và suy yếu cơ thể cá, khiến cá yếu ớt và dẫn đến chết.

Cá vàng xù vảy có bị đau không?

Câu trả lời là có. Vì khi vảy bị xù lên, các cơ quan bên trong cá bị chèn ép, gây ra cảm giác khó chịu.

Đặc biệt với cá vàng ranchu, do đặc điểm bụng tròn tự nhiên, việc nhận biết sớm bệnh xù vảy càng trở nên khó khăn hơn. Chỉ khi vảy đã trổ ra hình nón, tức là bệnh đã chuyển biến nặng, chúng ta mới dễ dàng nhận thấy.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho cá vàng, bên cạnh việc giữ vệ sinh hồ cá, người nuôi cần thường xuyên quan sát hành vi của cá. Nếu thấy cá có biểu hiện bất thường như ít hoạt động, bơi lờ đờ, chán ăn… hãy nhanh chóng kiểm tra kỹ để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp cá vàng giảm đau đớn và nhanh chóng hồi phục.

Ngoài cá vàng thì dòng nào dễ bị xù vảy nhất?

Không chỉ cá vàng bị xù vảy, các loài cá cảnh có vảy cứng như bảy màu, rồng, koi, neon, betta cũng rất dễ mắc bệnh xù vảy. Điều này có thể giải thích bởi lớp vảy cứng giúp bảo vệ cá nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào và gây bệnh. Tuy nhiên, với một môi trường hồ cá sạch sẽ, ổn định và nguồn nước chất lượng, nguy cơ mắc bệnh của tất cả các loài cá sẽ giảm đáng kể.

Cả cá con và cá già đều là những đối tượng dễ mắc bệnh xù vảy. Hệ miễn dịch của cá con chưa hoàn thiện, trong khi cá già lại có sức đề kháng yếu. Vì vậy, đây là hai giai đoạn chúng ta cần đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe cho cá.

Đối với những người nuôi cá cảnh chuyên nghiệp, việc nắm vững kiến thức về các bệnh thường gặp, đặc biệt là bệnh xù vảy là vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ đàn cá của bạn mà còn giúp bạn có thể tư vấn cho những người nuôi cá khác.

Với những thông tin mà Hikari chia sẻ, hy vọng bạn đã có những kiến thức cần thiết nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị cá vàng bị xù vảy. Đừng quên thường xuyên truy cập website Hikari để theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích về các loài cá nhé!

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Sản phẩm được yêu thích

Các bài viết mới nhất

5 Cách Trị Trùng Mỏ Neo Ở Cá Vàng Dứt Điểm Ngay Tại Nhà

5 Cách Trị Trùng Mỏ Neo Ở Cá Vàng Dứt Điểm Ngay Tại Nhà

Bệnh trùng mỏ neo là một trong những vấn đề phổ biến mà người nuôi cá cảnh thường gặp phải. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đàn cá của bạn. Nuôi cá cảnh là một niềm đam mê, nhưng những vấn đề

Cá Vàng Bị Nấm Trắng Và Mẹo Chữa Trị Nhanh Chóng, An Toàn

Cá Vàng Bị Nấm Trắng Mẹo Chữa Trị Nhanh Chóng Và An Toàn

Xin chào Anh Em, nếu một ngày cá vàng của anh em có xuất hiện những đốm trắng li ti trên cơ thể, vây, đuôi và đầu cá. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh nấm trắng ở cá vàng. Nếu người nuôi đang đang lo lắng và không biết phải làm gì thì

Cách Sử Dụng Tetracyclin Cho Cá Đúng Liều Lượng Thuốc Nhất

Cách Sử Dụng Tetracyclin Cho Cá Đúng Liều Lượng Thuốc Nhất

Tetracyclin là thuốc phổ biến dùng để điều trị các loại bệnh nhiễm trùng ở cá. Thuốc có thể dùng được cho nhiều loài như cá Koi, cá bảy màu, cá vàng,… Tuy nhiên, một số người nuôi vẫn chưa biết cách sử dụng tetracyclin cho cá đúng liều lượng và an toàn. Cùng Hikari Pet Food

Cá Vàng Bị Xù Vảy: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Cá Vàng Bị Xù Vảy: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bệnh xù vảy là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe của cá vàng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cá của bạn có thể sẽ ra đi mãi mãi. Vì vậy, việc hiểu rõ về cá vàng bị xù vảy là vô cùng quan trọng. Hãy cùng

Cá Vàng Bị Xuất Huyết - Nguyên Nhân, Cách Trị Và Phòng Bệnh

Cá Vàng Bị Xuất Huyết – Nguyên Nhân, Cách Trị Và Phòng Bệnh

Đối với các anh em mới bắt tay vào việc nuôi cá cảnh chắc hẳn đang rất lo lắng và tìm kiếm giải pháp cho tình trạng cá vàng vàng bị xuất huyết. Đây là một vấn đề phổ biến mà nhiều người nuôi cá cảnh gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm

Cá Cảnh Nhịn Ăn Được Bao Lâu? 6 Mẹo Cho Cá Ăn Khi Đi Xa

Cá Cảnh Nhịn Ăn Được Bao Lâu? 6 Mẹo Cho Cá Ăn Khi Đi Xa

Trung bình cá cảnh nhịn ăn được bao lâu? Cá vàng nhịn ăn được bao lâu? Cá ba đuôi nhịn ăn được bao lâu? Thời gian tối đa cá cảnh có thể không ăn là bao nhiêu ngày? Nếu bạn đang có dự định đi xa nhưng lo lắng không biết cá cảnh nhịn ăn

Cá Vàng Nằm Đáy Lờ Đờ Bỏ Ăn - Nguyên Nhân Là Do Đâu?

Cá Vàng Nằm Đáy Lờ Đờ Bỏ Ăn Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Do Đâu

Khi nuôi cá cảnh, nhiều người thường gặp phải tình trạng cá của mình nằm im dưới đáy và không bơi lội. Cá Vàng cũng không ngoại lệ và thường xuyên rơi vào tình trạng này. Vậy nguyên nhân khiến cá Vàng nằm đáy là gì? Cần làm gì khi phát hiện hiện tượng cá Vàng nằm

Scroll to Top