Cá vàng dù không dễ mắc các bệnh nguy hiểm, nhưng khi bị stress lại trở nên yếu đi và dễ dàng bị tấn công bởi nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác. Vậy nguyên nhân nào khiến cá vàng bị stress? Làm sao để nhận biết các dấu hiệu cá vàng bị stress, và cách chữa cá vàng bị stress hiệu quả tại nhà là gì? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!
Dấu hiệu cá Vàng bị stress, nguyên nhân khiến cá Vàng bị stress
Tại sao cá bị stress? Khi cá vàng bị stress sẽ có những biểu hiện như thế nào? Người nuôi có thể nhận biết tình trạng này bằng cách quan sát kỹ các hành vi bất thường sau:
Cá vàng bị stress nằm đáy
Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi cá vàng bị stress là chúng thường nằm im dưới đáy bể, cá vàng ẩn mình do stress. Khi mức độ stress tăng cao, cá sẽ giảm hẳn các hoạt động thường ngày, bơi lội ít hoặc thậm chí không di chuyển.
Điều này có thể xảy ra khi môi trường sống thay đổi đột ngột, chất lượng nước suy giảm hoặc nhiệt độ không ổn định. Trong những tình huống căng thẳng, cá vàng sẽ tiết kiệm năng lượng, cố gắng thích nghi và tự điều chỉnh để vượt qua trạng thái stress.
Sau khoảng một tuần, cá vàng sẽ hoặc thích nghi được với môi trường mới hoặc bắt đầu biểu hiện các triệu chứng bệnh. Nếu tình trạng căng thẳng tiếp tục gia tăng, nguy cơ cá bị bệnh sẽ cao hơn. Một trong những nguyên nhân gây stress cho cá vàng là việc người nuôi thường gõ vào thành bể để “đánh thức” cá, hành động này chỉ làm cá vàng bị hoảng loạn thêm thôi. Ngoài ra, cho cá ăn quá nhiều cũng là yếu tố gây căng thẳng, do cá không tiêu hóa kịp hoặc môi trường nước bị ô nhiễm nhanh hơn.
Xem chi tiết: Cá Vàng Nằm Đáy Lờ Đờ Bỏ Ăn Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Do Đâu
Cá Vàng lơ lửng trên mặt nước không hoạt động
Khi cá vàng cứ lơ lửng trên mặt nước hoặc không hoạt động, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cá đang tích tụ stress. Tương tự như khi cá nằm im dưới đáy bể, lúc này người nuôi nên hạn chế bất kỳ hành động nào gây kích thích và chỉ nên theo dõi sát sao tình trạng của cá. So với triệu chứng nằm lì dưới đáy bể, việc cá lơ lửng trên mặt nước thường cho thấy tình trạng cá vàng bị stress nghiêm trọng hơn, có thể là do cá đang rất yếu hoặc đã phát triển một căn bệnh nào đó.
Cá ba đuôi sẽ chà sát cơ thể vào thành hồ, vào sỏi
Đôi khi cá vàng có hành động cọ xát cơ thể vào thành bể, vật trang trí hoặc nền sỏi. Đây là một dấu hiệu thường thấy khi cá bị stress. Tuy nhiên, hành vi này cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khác như cá bị nhiễm ký sinh trùng, cá Vàng bị bệnh nấm trắng hoặc các vết loét trên cơ thể, gây ngứa ngáy và khiến cá phải cọ xát để giảm khó chịu.
Để giảm thiểu tình trạng cá cọ sát vào thành hồ thì bạn cần kiểm tra tình trạng cá nếu xuất hiện các tình trạng bị nhiễm ký sinh trùng hoặc xuất hiện nấm, bạn có thể tham khảo các bài viết mà Hikari Pet Food đề cập ở bên trên để tìm cách xử lý chi tiết và kỹ càng nhất tại nhà nhé! Nếu mắc các bệnh này bạn cần xử lý nhanh chóng tránh để tình trạng cá trở nặng có thể dẫn đến tử vong.
Cá di chuyển kiểu kỳ lạ
Nếu bạn quan sát thấy cá vàng của bạn có biểu hiện bơi lạ thường như xoay vòng, cá vàng bơi loạn xạ hoặc bơi rất nhanh sau đó dừng đột ngột, đây có thể là dấu hiệu của cá vàng bị stress hoặc nhiễm bệnh. Khi thấy cá có hành động cọ sát cơ thể vào thành hồ hoặc các vật trong bể, khả năng cao là cá đã bị nhiễm ký sinh trùng.
Trong tình huống này, xử lý sớm sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh phát triển và bảo vệ sức khỏe cá. Người nuôi có thể áp dụng các biện pháp như kiểm tra chất lượng nước, tăng cường tác động của oxy đến cá vàng và vệ sinh bể, hoặc sử dụng thuốc điều trị phù hợp nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm.
Cá Vàng không ăn, bỏ bữa
Cá vàng là loài cá ăn tạp khá mạnh, vì vậy khi chúng có các dấu hiệu như ngừng ăn hoặc bỏ bữa, đây là dấu hiệu cho thấy cá có thể đang gặp vấn đề, đặc biệt là stress. Nếu thấy cá không ăn, bạn nên kiểm tra các yếu tố như chất lượng nước, nhiệt độ và vệ sinh bể để đảm bảo môi trường ổn định cho cá hoặc cá đang mắc các bệnh cá Vàng làm cá biếng ăn bỏ bữa. Hãy theo dõi thêm các biểu hiện khác để xác định rõ hơn nguyên nhân và kịp thời xử lý.
Cách xử lý cá vàng bị stress, phòng ngừa stress cho cá vàng
Khi cá vàng có dấu hiệu stress như bơi lạ thường, bỏ ăn, hoặc cọ mình vào bể, việc xử lý kịp thời và đúng cách sẽ giúp cá hồi phục nhanh chóng và hạn chế bệnh tật.
Tắm nước muối cho cá Vàng
Tắm nước muối là một phương pháp đầu tiên bạn nên nghĩ tới, phương pháp này cực kỳ hiệu quả giúp giảm stress và loại bỏ ký sinh trùng trên cá. Pha nước muối với tỉ lệ nồng độ 0,5% (khoảng 5g muối trong 1 lít nước), sau đó tắm cho cá từ 5 đến 10 phút. Chỉ nên thực hiện tắm nước muối từ 2-3 lần mỗi tuần, tránh lạm dụng để không làm tổn thương lớp nhầy bảo vệ da cá.
Mật độ nuôi cá Vàng trong hồ rộng
Cá vàng cần một không gian rộng rãi để bơi lội thoải mái, nhờ đó giúp chúng giảm căng thẳng và phát triển tốt hơn. Khi mật độ bể cá đông đúc làm cá vàng căng thẳng, không gian bơi bị thu hẹp, khiến cá ít vận động và môi trường nước dễ trở nên ô nhiễm hơn, cả hai yếu tố này đều là nguyên nhân khiến cá vàng bị căng thẳng trong bể cá.
Để cá luôn khỏe mạnh, hãy chuẩn bị một bể có thể tích phù hợp, khoảng 10-20 lít nước cho mỗi con cá và đảm bảo trang bị hệ thống lọc để giữ nước luôn sạch sẽ. Bể rộng rãi và môi trường nước trong lành sẽ giúp cá vàng thoải mái, giảm nguy cơ căng thẳng do không gian chật hẹp và thiếu oxy.
Xem thêm: Cá Ba Đuôi Nuôi Chung Với Cá Nào? Cách Chọn Loại Cá Phù Hợp
Hạn chế cho cá Vàng ăn quá nhiều và lựa chọn đồ ăn chất lượng
Khi cá vàng bị stress, hệ tiêu hóa của chúng hoạt động kém, dễ gây khó tiêu và các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, trong thời gian này hãy giảm lượng thức ăn cho cá để giảm tải cho hệ tiêu hóa. Hoặc bạn có thể lựa chọn các loại thức ăn chất lượng để ổn định hệ tiêu hóa của cá Vàng. Đối với một số dòng thức ăn của cá Vàng tại Hikari có bổ sung
Tốt nhất là chỉ cho cá ăn lượng thức ăn mà chúng có thể tiêu thụ hết trong khoảng 5 phút. Lượng thức ăn này cũng cần điều chỉnh phù hợp với nhiệt độ, mùa và giai đoạn sinh trưởng của cá. Khi cá có dấu hiệu hồi phục, bạn có thể dần dần tăng lượng thức ăn để đảm bảo chúng nhận đủ dinh dưỡng.
Sử dụng ánh sáng nhẹ
Đối với các bể cá trong nhà, tác động của ánh sáng đến cá vàng có vai trò như ánh nắng mặt trời, vì vậy người nuôi cần bật và tắt đèn đều đặn để duy trì nhịp sống và đồng hồ sinh học của cá. Ánh sáng quá mạnh hoặc thay đổi đột ngột có thể khiến cá vàng bị căng thẳng, người nuôi hãy chọn loại đèn có ánh sáng nhẹ nhàng, màu sắc dịu mắt và tránh các thao tác bật tắt đèn đột ngột.
Thời gian chiếu sáng lý tưởng là từ 8-10 giờ mỗi ngày để giữ cho chu kỳ ánh sáng ổn định, giúp cá dễ dàng thích nghi với môi trường sống cho cá vàng trong bể.
Nuôi cá Vàng ở môi trường nhiệt độ không thay đổi nhiều
Không nuôi cá vàng ở môi trường nước có nhiệt độ dao động quá nhiều. Cá vàng rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ nước lý tưởng cho cá vàng là từ 18-24°C, tùy vào giống cá và điều kiện môi trường. Tránh để nhiệt độ nước thay đổi đột ngột bằng cách đặt bể cá ở nơi không có ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc nguồn nhiệt. Nếu cần, có thể sử dụng máy điều chỉnh nhiệt để duy trì mức nhiệt độ ổn định cho bể cá.
Dòng nước trong hồ quá mạnh
Cá ba đuôi là dòng cá yêu thích dòng nước chảy yếu. Nếu dòng nước chảy quá mạnh có thể khiến cá bơi lội nhiều và kiếm ăn gây tốn nhiều sức. Khi đó cá Vàng sẽ khiến cá mệt và trốn dưới đáy hồ để tránh dòng nước chảy. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cá bị stress. Cách giải quyết đơn giản bạn chỉ cần giảm dòng chảy và lọc nước hoặc bạn có thể trồng thêm cây, tiểu cảnh để cản trở dòng nước cho phù hợp với cá Vàng.
Cá Vàng bị sốc nước
Ở trường hợp này có 3 nguyên nhân cá vàng bị stress đó là:
Đầu tiên là do nhiệt độ thay đổi, chỉ cần nhiệt độ thay đổi cỡ 2-3 độ trong đêm cũng có thể khiến cá Vàng bị sốc nước bởi cá Vàng rất nhạy cảm với nhiệt độ từ đó khiến cá dễ bị stress.
Thứ hai là do bạn đã thay một lượng lớn nước ra khỏi hồ. Việc không thay nước sẽ dễ khiến cá bị bệnh nếu việc lọc nước khi kỹ. Tuy nhiên khi thay một lượng lớn nước ra khỏi hồ khi châm nước lại hồ nếu không đảm bảo đồ bộ về độ cứng cũng như độ pH cũng dễ khiến cá vàng stress do thay nước.
Thứ ba khiến cá Vàng bị sốc nước là do cá mới mua về chưa kịp làm quen với nhiệt độ nước trong hồ đã thả vào dễ khiến cá bị sốc gây khiến cá vàng bỏ ăn do stress. Một lưu ý nhỏ khi mua cá về bạn nên thực hiện sát khuẩn bằng thuốc tím để tránh tình trạng cá mang mầm bệnh từ bên ngoài vào hồ nhé!
Người nuôi có thể nhận biết cá vàng bị stress qua việc quan sát các biểu hiện hàng ngày của chúng. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, hãy tiến hành xử lý ngay để giúp cá hồi phục sớm nhất có thể. Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về hiện tượng và cách chăm sóc cá vàng bị stress.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại cá, đặc biệt là cá vàng, hãy ghé thăm website Hikari Pet Food để khám phá nhiều kiến thức thú vị và đặc biệt nếu bạn cần giải đáp thắc mắc về cá Vàng xin liên hệ Zalo: 0934 196 192 để được tư vấn cụ thể cho từng loại trường hợp nhé!