Cá Vàng Bị Ký Sinh Trùng, 7 Loại Ký Sinh Trùng Trên Cá

Cá Vàng Bị Ký Sinh Trùng, 7 Loại Ký Sinh Trùng Phố Biến Ở Cá

Cá vàng thường dễ bị các loài ký sinh trùng tấn công, ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ ngoài của cá. Vậy cá vàng bị ký sinh trùng phải xử lý như nào? Cùng tìm hiểu nguyên nhân cá vàng bị ký sinh trùng và cách xử lý ký sinh trùng trên cá cảnh qua bào viết dưới đây. 

Cá vàng bị ký sinh trùng mỏ neo (Lernaea cyprinacea)

Ký sinh trùng mỏ neo (Lernaea cyprinacea) là một loại ký sinh trùng gây hại nghiêm trọng cho cá vàng, dễ nhận biết nhờ hình dáng dài khoảng 5-8mm, giống như những sợi dây nhỏ bám chặt vào da cá. 

Cá vàng bị trùng mỏ neo không chỉ bị tổn thương ngoài da do sự xâm nhập và bám chặt của ký sinh mà còn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng thứ cấp như nhiễm khuẩn và nấm, từ đó làm suy yếu hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Khi ký sinh trùng đào sâu vào da và cơ của cá, chúng gây ra viêm loét, khiến cá bị stress và mất năng lượng.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể khiến cá suy kiệt và thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là đối với những cá thể yếu hoặc đang bị bệnh. Ngoài ra, ký sinh trùng mỏ neo còn có khả năng lây lan nhanh chóng trong bể nuôi, đe dọa cả đàn cá.

Cá vàng bị ký sinh trùng mỏ neo
Cá vàng bị ký sinh trùng mỏ neo nhận biết nhờ hình dáng dài khoảng 5-8mm, giống như những sợi dây nhỏ bám chặt vào da cá.

Dấu hiệu cá vàng bị ký sinh trùng mỏ neo: 

Nếu một ngày bạn thấy sinh vật lạ trong hồ thủy sinh có hình dài dài màu trắng thì rất có thể đó là trùng mỏ neo. Cá bị nhiễm trùng mỏ neo ký sinh trùng trên da cá vàng sẽ có các biểu hiện như:

  • Có những sợi dài màu trắng hoặc xanh nhạt bám vào da cá, thường ở vùng vây, thân hoặc mang.
  • Da cá bị sưng hoặc viêm nhiễm ở khu vực ký sinh trùng bám vào, có thể thấy các vết thương nhỏ hoặc chảy máu.
  • Cá bơi lội thất thường hoặc cọ mình vào các vật trong hồ để giảm ngứa và đau.
  • Cá yếu dần, có thể giảm ăn hoặc bơi lờ đờ do stress và nhiễm trùng.

Cách điều trị cá vàng bị ký sinh trùng mỏ neo:

Điều trị ký sinh trùng ngoài da cho cá vàng đối với trường hợp nhẹ bạn có thể sử dụng nhíp để nhẹ nhàng gỡ bỏ ký sinh trùng khỏi cơ thể cá, nhưng cần cẩn thận để không làm tổn thương da cá. Sau đó, bôi thuốc sát trùng lên vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Sử dụng các loại thuốc diệt ký sinh trùng chuyên dụng như Masoten, Refish, Dimilin hoặc thuốc số 0 để điều trị khi cá vàng bị ký sinh trùng mỏ neo. Ngoài ra, pha nước muối nhẹ và tắm cho cá trong vài phút, giúp loại bỏ ký sinh trùng trên bề mặt da và làm giảm stress cho cá. Luôn đảm bảo nước trong hồ luôn sạch sẽ, thay nước và vệ sinh định kỳ để ngăn ngừa sự phát triển của ký sinh trùng.

Ký sinh trùng sán dactylogyrus & gyrodactylus

Ký sinh trùng Dactylogyrus và Gyrodactylus là loại sán dẹp (Monogenea) thường gặp ở cá nước ngọt và cá cảnh. Chúng có những điểm tương đồng nhưng cũng có những khác biệt rõ rệt về sinh học và cách ký sinh.

  • Dactylogyrus: Là ký sinh trùng mang ở cá vàng và ngoài da. Có cơ thể dẹp, hình lá, với một bộ phận miệng và các móc nhỏ ở phần cuối cơ thể dùng để bám chặt vào da và mang cá. Dactylogyrus là loài đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng bơi tự do trước khi bám vào vật chủ.
  • Gyrodactylus: Là ký sinh ngoài da và vây của cá. Tương tự như loài Dactylogyrus nhưng có cấu trúc sinh sản độc đáo hơn. Khác với Dactylogyrus, Gyrodactylus sinh con trực tiếp thay vì đẻ trứng. Điều này giúp chúng sinh sản nhanh chóng trên vật chủ.
Ký sinh trùng sán dactylogyrus & gyrodactylus
Ký sinh trùng Dactylogyrus và Gyrodactylus là loại sán dẹp thường gặp ở cá nước ngọt và cá cảnh.

Biểu hiện cá vàng bị nhiễm ký sinh trùng sán Dactylogyrus và Gyrodactylus:

Cá vàng bị nhiễm ký sinh trùng sán dactylogyrus & gyrodactylus sẽ có các biểu hiện như:

  • Cá thở gấp, tách khỏi đàn.
  • Da hoặc mang cá xuất hiện những vùng bị tổn thương hoặc sưng.
  • Cá có thể ngứa, gãi vào bề mặt của bể nuôi hoặc các vật cứng.
  • Vây cá bị sờn hoặc rách, màng nhầy mang có màu trắng. 

Phương pháp điều trị cá vàng bị ký sinh trùng sán dactylogyrus & gyrodactylus:

Tăng nồng độ muối trong bể cá có thể giúp giảm sán, vì ký sinh trùng không thích môi trường có nồng độ muối cao. Sử dụng thuốc như tím để điều trị sán và cũng là cách khử trùng hồ cá, có thể áp dụng qua việc tắm cá trong dung dịch thuốc tím hoặc hòa trực tiếp vào nước bể nuôi trong thời gian ngắn (15-30 phút).

Vì thuốc tím là chất oxy hóa mạnh, nên cần cẩn thận về liều lượng và thời gian điều trị. Sử dụng quá mức có thể gây bỏng da và mang cá. Ngoài ra, nó có thể làm hỏng hệ thống lọc sinh học trong bể cá.

Xem thêm: 4 Cách Sử Dụng Thuốc Tím Cho Cá Cảnh Đúng Liều An Toàn Nhất

Bệnh cá vàng bị nấm trắng

Bệnh nấm trắng ở cá Vàng được gây ra khi cá vàng bị ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis (một loài ký sinh trùng đơn bào gây bệnh ngoài da). Xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ có đường kính khoảng 0,5 mm trên bề mặt cơ thể, mang và vây đuôi của cá. Những đốm này trông giống như các hạt gạo nhỏ, dễ thấy trên da. Đốm trắng có thể lan sang toàn thân nếu không được điều trị.

Bệnh cá vàng bị nấm trắng
Cá vàng bị ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis gây ra bệnh nấm trắng.

Cách chữa cá vàng bị ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis, người nuôi thường sử dụng một số loại thuốc đặc trị ký sinh trùng như:

  • Xanh malachite (Malachite green): Một loại thuốc có khả năng tiêu diệt các loại ký sinh trùng như Ichthyophthirius multifiliis. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho hệ thống lọc sinh học và cần được sử dụng cẩn thận với liều lượng theo hướng dẫn (thường 0,1 mg/L).
  • Xanh methylene (Methylene blue): Đây là một loại thuốc sát trùng nhẹ hơn, thường được sử dụng để điều trị cả ký sinh trùng và các bệnh nấm ngoài da khác. Xanh methylene cũng giúp cải thiện oxy hòa tan trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cá hồi phục.
  • Masoten (Trichlorfon): Là một loại thuốc diệt ký sinh trùng mạnh. Masoten cần được sử dụng đúng liều lượng (thường khoảng 0,25-0,5 mg/L) để tránh gây hại cho cá.
  • Tetra Nhật khi cá vàng bị nấm trắng có dấu hiệu nghiêm trọng. Cách điều trị pha 1 gram thuốc cho mỗi 100 lít nước trong hồ cá. Đặc biệt, nên thay nước nên được thực hiện sau 4 đến 5 ngày, tùy thuộc vào loại cá cụ thể mà bạn nuôi.

Chú ý: Cách Sử Dụng Tetracyclin Cho Cá Đúng Liều Lượng Thuốc Nhất

Cá vàng bị ký sinh trùng rận biển (argulus・Japonics)

Cá bị ký sinh trùng rận biển, một loài ký sinh trùng ngoài da gây hại cho cá vàng và nhiều loài cá khác. Chúng có cơ thể dẹp, hình dạng tương tự đĩa, dài khoảng 3-5 mm, với hai mắt đen nổi bật dễ dàng nhận biết. Phần miệng của rận biển có cấu trúc đặc biệt gồm hai càng bám giúp chúng cố định trên cơ thể cá và một ống chích để hút máu và dịch từ vật chủ.

Cá vàng bị rận nước ký sinh sẽ bám vào da, vây và mang cá, sử dụng ống chích để châm thủng da cá và hút máu. Chúng không chỉ gây tổn thương cơ học mà còn tiết ra các chất gây độc làm suy yếu cá, gây kích ứng và dễ nhiễm trùng thứ cấp.

Cá vàng bị ký sinh trùng rận biển
Cá vàng bị ký sinh trùng rận biển sẽ khiến cá bị châm thủng da và hút máu.

Sử dụng thuốc trị ký sinh trùng cho cá vàng Mazoten, Refish, bột Dimilin để trị rận biển. Cách thức điều trị như sau:

  • Tắm cá trong dung dịch thuốc ký sinh trùng cho cá Masoten hoặc Refish có thể giúp loại bỏ ký sinh trùng nhanh chóng. Liều lượng và thời gian tắm cần tuân thủ theo hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo an toàn cho cá.
  • Hòa thuốc như Dimilin vào nước bể theo liều lượng khuyến cáo để điều trị toàn bộ cá trong bể, đặc biệt khi rận biển đã lây lan rộng. Đây cũng là cách hiệu quả để tiêu diệt ấu trùng và ngăn ngừa sự tái nhiễm.

Cá vàng bị ký sinh trùng Trichomonas

Ký sinh trùng Trichodina là một loại động vật thường xuất hiện trên da và mang của cá. Loại ký sinh trùng này có hình tròn, phẳng và được trang bị các lông mao giúp di chuyển và bám chặt vào vật chủ. 

Trichodina bám vào mang và da cá, gây ra kích ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Loại ký sinh trùng này thường phát triển mạnh trong môi trường nước kém chất lượng, đặc biệt khi có sự gia tăng nồng độ amoniac hoặc nitrat trong bể.

Ký sinh trùng Trichomonas
Cá vàng bị ký sinh trùng Trichomonas sẽ gây ra kích ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Phương pháp điều trị cá bị ký sinh trùng Trichomonas:

Có 2 phương pháp phổ biến điều trị cá vàng bị ký sinh trùng là sử dụng thuốc tím và ngâm muối, ngoài ra còn có các phương pháp khác. Tuy nhiên Hikari Pet Food sẽ giới thiệu 2 phương pháp chính:

  • Sử dụng thuốc tím: Sử dụng liều 2-4 mg/L nước, tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh. Cần hòa tan hoàn toàn thuốc tím trong nước trước khi thêm vào bể để đảm bảo phân phối đồng đều. Tắm cá trong dung dịch thuốc tím từ 15-30 phút. Cần chú ý theo dõi cá trong suốt quá trình để tránh gây sốc hoặc tổn thương do quá liều thuốc. 
  • Ngâm muối khoángMuối khoáng giúp hỗ trợ điều trị ký sinh trùng bằng cách tạo ra một môi trường khắc nghiệt cho Trichodina. Nó cũng làm dịu các tổn thương do ký sinh trùng gây ra trên da và mang cá. Sử dụng 1-3 g muối/L nước, hòa tan muối hoàn toàn trước khi thêm vào bể để tránh gây sốc cho cá.

Bệnh nấm mây

Bệnh nấm mây ở cá vàng là một căn bệnh phổ biến do ký sinh trùng Epistylis gây ra, thường ảnh hưởng đến da và vây của cá. Chúng tạo thành những mảng màu trắng, nhìn như lớp nấm mỏng hoặc mây phủ trên cơ thể cá, đặc biệt dễ nhận thấy ở vùng vây, mang và đuôi. Sự phát triển của nấm mây làm cho cá mất đi vẻ đẹp tự nhiên và có thể gây ra những tổn thương ngoài da nếu không được điều trị kịp thời.

Điều kiện nước không sạch, ô nhiễm, sự tích tụ chất thải hữu cơ và chất lượng môi trường sống kém là những yếu tố chính thúc đẩy và khiến cá vàng bị ký sinh trùng Epistylis.

Bệnh nấm mây ở cá vàng
Bệnh nấm mây ở cá vàng do ký sinh trùng Epistylis gây ra, thường ảnh hưởng đến da và vây của cá

Triệu chứng ở giai đoạn đầu là cơ thể cá xuất hiện những đốm trắng nhỏ, có kích thước tương tự hạt gạo, thường thấy trên vây, da hoặc mang cá. Khi bệnh tiến triển những vùng da bị ký sinh sẽ trở nên kích ứng, gây tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, mô cơ ở những vùng này có thể bị phá hủy, làm cá bị lở loét hoặc tổn thương sâu hơn.

Việc điều trị cá vàng bị ký sinh trùng Epistylis thường sử dụng các loại thuốc kháng ký sinh và chất khử trùng như:

  • Xanh malachite
  • Xanh metylen
  • F xanh
  • Chất mazoten

Ngoài việc sử dụng thuốc, cần thay nước và duy trì môi trường sạch sẽ để giúp cá phục hồi và ngăn ngừa tái nhiễm.

Cá vàng bị ký sinh Myxosporidiosis

Ký sinh trùng Myxosporidiosis là loại ký sinh trùng nguyên sinh, cá vàng bị giun sán ký sinh chủ yếu ở mang và các mô mềm của cá. 

Cá vàng bị ký sinh trùng Myxosporidiosis thường có những đốm trắng hoặc nang nhỏ xuất hiện trên bề mặt cơ thể và đặc biệt là trên mang. Khi ký sinh trùng xâm nhập vào mang cá, chúng gây tổn thương nghiêm trọng cho mô mang, làm giảm khả năng trao đổi oxy. Điều này dẫn đến triệu chứng khó thở, cá thường thở gấp, thở nhanh, hoặc nổi lên mặt nước để cố gắng hít thở. 

Trong những trường hợp nặng, các nang ký sinh có thể phát triển to và làm tắc nghẽn hoàn toàn mang cá, dẫn đến chết do suy hô hấp. Hiện tại, không có loại thuốc nào hiệu quả khi cá bị ký sinh trùng Myxosporidiosis. Điều cần làm là nên khử trùng nước nuôi cá bằng đèn diệt khuẩn, tia cực tím và chờ lành tự nhiên.

Phòng ngừa ký sinh trùng cho cá vàng

Ký sinh trùng là nguyên nhân chính và gây tác hại với sức khỏe cá vàng bệnh cho cá và khiến cá suy yếu thậm chí là tử vong. Vậy cần làm gì để phòng ngừa ký sinh trùng?

Đối với cá mới mua về cần thực hiện sát trùng (ngâm muối loãng, các loại thuốc khử trùng, sát khuẩn, thuốc tím,…) để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Quan sát cá mới mua trước khi thả chung vào hồ khoảng 1-2 tuần.

Cách vệ sinh bể cá để diệt ký sinh trùng hồ bể cá định kỳ là thay nước 20-30% lượng nước có trong hồ mỗi tháng. Vệ sinh bông lọc thường xuyên để đảm bảo hiệu quả lọc nước, có thể bổ sung vi sinh vào bông, màn lọc để giúp nguồn nước sạch. Đảm bảo bộ lọc loại bỏ hết những cặn bẩn, thức ăn thừa cũng như là phân cá tránh tạo môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển. Thường xuyên quan sát hành vi của cá có những triệu chứng cá vàng nhiễm ký sinh trùng bất thường như bơi lờ đờ, mất vảy, hãy cách ly và điều trị ngay.

Và đặc biệt nên lựa chọn loại thức ăn phù hợp cho cá Vàng để giúp cá tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cũng như là tránh làm đục nước khiến hệ vi sinh trong hồ mất cân bằng. Dòng thức ăn cho cá Vàng Hikari là lựa chọn hoàn hảo bởi vì được sản xuất bởi các chuyên gia đến từ Nhật Bản trải qua nhiều năm thử nghiệm cũng như đúc kết ra những vi chất, hàm lượng dinh dưỡng cần thiết giúp cá khỏe mạnh, lên màu đẹp và đặc biệt giúp hạn chế tình trạng cá vàng bị ký sinh trùng.

Đừng quên thường xuyên truy cập vào website Hikari Pet Food để xem thêm nhiều bài viết hữu ích về cá vàng và các loài cá khác nhé! Mọi thắc mắc về cá Vàng xin liên hệ Zalo: 0934 196 192 để được tư vấn cụ thể cho từng loại trường hợp nhé!

Cá vàng bị ký sinh trùng tấn công khi môi trường nước không sạch hoặc cá đang trong tình trạng sức đề kháng suy giảm. Việc nắm rõ các triệu chứng khi cá vàng bị ký sinh và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho chúng. Hikari Pet Food hy vọng bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc đàn cá cảnh của mình!

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan

Sản phẩm được yêu thích

Các bài viết mới nhất

10 Bệnh Cá Vàng Thường Gặp: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

10 Bệnh Cá Vàng Thường Gặp: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Cá vàng là loài cá cảnh được nhiều người ưa chuộng nhờ vẻ đẹp thu hút, màu sắc rực rỡ và tính cách hiền hòa, dễ nuôi. Tuy nhiên, dù là loài cá dễ chăm sóc, cá vàng vẫn rất dễ mắc một số loại bệnh phổ biến. Vậy cá vàng dễ mắc những bệnh

Cá Vàng Bị Ký Sinh Trùng, 7 Loại Ký Sinh Trùng Phố Biến Ở Cá

Cá Vàng Bị Ký Sinh Trùng, 7 Loại Ký Sinh Trùng Trên Cá

Cá vàng thường dễ bị các loài ký sinh trùng tấn công, ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ ngoài của cá. Vậy cá vàng bị ký sinh trùng phải xử lý như nào? Cùng tìm hiểu nguyên nhân cá vàng bị ký sinh trùng và cách xử lý ký sinh trùng trên cá cảnh qua bào

4 Cách Sử Dụng Thuốc Tím Cho Cá Cảnh Đúng Liều, An Toàn

4 Cách Sử Dụng Thuốc Tím Cho Cá Cảnh Đúng Liều An Toàn Nhất

Thuốc tím là một hóa chất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong nuôi cá cảnh, thuốc tím được sử dụng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Vậy thuốc tím cho cá điều trị những bệnh gì? Những lưu ý nào cần thiết khi sử dụng thuốc tím cho cá? Hãy

Cá Vàng Bị Lở Đầu, Cá Bị Lở Loét Và Cách Trị Bệnh Hiệu Quả

Cá Vàng Bị Lở Đầu, Loét Thân Cách Phòng Thuốc Trị Hiệu Quả

Cá vàng bị lở đầu hay còn được gọi là hội chứng lở loét dịch tễ (Epizootic Ulcerative Syndrome – EUS), là một căn bệnh phổ biến ở nhiều loài cá nước ngọt như cá lóc, cá rô, cá chẽm, cá đối, và cá Koi,.. Vậy nguyên nhân nào khiến cá vàng mắc phải tình trạng

Cá Vàng Bị Nhạt Màu, Mất Màu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Cá vàng vốn dĩ sở hữu màu sắc rực rỡ và cuốn hút tự nhiên. Tuy nhiên, nếu người nuôi không chú ý kỹ lưỡng trong quá trình chăm sóc hoặc áp dụng sai kỹ thuật nuôi, màu sắc của cá có thể bị ảnh hưởng, thậm chí dẫn đến tình trạng cá vàng bị nhạt

Cá Bị Thối Vây, Thối Đuôi Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Cá Bị Thối Vây, Thối Đuôi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Cá bị thối vây hay cá bị thối đuôi là một vấn đề thường gặp trong quá trình nuôi cá cảnh, không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cá. Trong bài viết này, Hikari Pet Food sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân

Scroll to Top