Bệnh trùng mỏ neo là một trong những vấn đề phổ biến mà người nuôi cá cảnh thường gặp phải. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đàn cá của bạn. Nuôi cá cảnh là một niềm đam mê, nhưng những vấn đề phát sinh từ việc cá bị bệnh lại khiến người nuôi không khỏi lo lắng. Vậy bệnh trùng mỏ neo là gì? Làm thế nào để điều trị hiệu quả trùng mỏ neo ở cá vàng? Cá vàng bị trùng mỏ neo phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Trùng mỏ neo là gì? Trùng mỏ neo ở cá vàng là gì?
Trùng mỏ neo (hay còn gọi là Lernaea) là một loại ký sinh trùng kích thước 8-16mm hình mỏ neo thường gặp ở các loài cá nước ngọt và đặc biệt là cá cảnh. Trùng mỏ neo ở cá vàng thường ký sinh hầu như mọi vị trí trên cơ thể cá từ da, mang, vảy, miệng, mắt chúng bám chặt vào cơ thể cá và hút máu, chất dinh dưỡng và dịch cơ thể của cá gây nên tình trạng viêm nhiễm, tổn thương thâm chí gây tử vong.
Khi bị nhiễm ký sinh trùng này, cá thường có biểu hiện ngứa ngáy, bơi lội bất thường và thường xuyên cọ sát vào thành bể.
Quan sát kỹ bạn có thể thấy những vết sưng đỏ, chảy máu hoặc các chấm trắng nhỏ trên da, vây và thậm chí cả mắt của cá. Nếu không được điều trị kịp thời, cá sẽ ngày càng suy yếu, bỏ ăn, và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân trùng mỏ neo ở cá vàng
Môi trường sống ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra bệnh trùng mỏ neo ở cá vàng. Trứng của loại ký sinh trùng này thường trú ngụ trong những góc khuất của ao, bể, chờ cơ hội để nảy nở, lây lan nhanh và tấn công cá. Nguyên nhân thứ 2 cũng được cho là khá phổ biến là cá mới mua về nếu không được kiểm tra và sát khuẩn ngăn chặn mầm bệnh kỹ lưỡng sẽ trở thành những “vật chủ” tiềm năng, mang theo bệnh và nhanh chóng lây lan cho cả đàn khi được thả chung.
Dấu hiệu và triệu chứng cá vàng bị trùng mỏ neo
Khi cá vàng nhiễm trùng mỏ neo, chúng sẽ biểu hiện ra nhiều triệu chứng khác nhau, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hành vi của cá.
Dưới đây là một số dấu hiệu mà người nuôi có thể quan sát thấy:
Các biểu hiện bên ngoài
Biểu hiện của tình trạng bệnh trùng mỏ neo ở cá vàng có thể dễ dàng nhận biết qua mắt thường, bạn hãy chú ý một số biểu hiện mà Hikari Pet Food liệt kê dưới đây nhé!
- Trùng mỏ neo có hình dạng giống như một sợi chỉ dài với phần đầu nhọn bám chặt vào cơ thể cá. Cá vàng thường cọ sát cơ thể vào thành bể, đá hoặc các vật trang trí khác để giảm cảm giác ngứa ngáy.
- Vảy cá bị tróc, bong tróc, xuất hiện các vết đỏ hoặc vết loét.
- Các vùng da bị trùng mỏ neo ký sinh thường sưng lên, đỏ và viêm nhiễm.
- Trên cơ thể cá có thể xuất hiện các chấm trắng nhỏ li ti, đó là trứng của trùng mỏ neo.
- Trong trường hợp trùng mỏ neo ký sinh ở vùng mắt, mắt cá sẽ bị mờ đục, lờ đờ và có thể bị mù.
- Nếu trùng mỏ neo ký sinh ở vùng miệng, miệng cá sẽ bị sưng lên, khó đóng kín và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
Cập nhật kiến thức: Cá Vàng Bị Xuất Huyết – Nguyên Nhân, Cách Trị Và Phòng Bệnh
Thay đổi về hành vi
Bên cạnh đó thì các hành vi khác lạ của cá cũng là điều kiện để bạn khẳng định chắc hơn về cá Vàng của mình có nhiễm bệnh
- Cá vàng bị nhiễm trùng mỏ neo thường bơi lội chậm chạp, mất thăng bằng hoặc bơi theo kiểu xoay tròn.
- Cá ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Do không ăn uống đầy đủ và bị ký sinh trùng hút chất dinh dưỡng, cá vàng sẽ trở nên gầy yếu và suy nhược.
- Cá trở nên lờ đờ, ít vận động và thường nằm ở đáy bể.
Cách điều trị trùng mỏ neo ở cá vàng dứt điểm tại nhà
Có nhiều cách điều trị trùng mỏ neo ở cá vàng tại nhà cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả. Dưới đây là các phương pháp phù hợp để người nuôi thực hiện điều trị trùng mỏ neo ở cá vàng dứt điểm:
Cách chữa trùng mỏ neo ở cá vàng bằng nhíp hoặc kẹp nhỏ
Khi phát hiện bệnh trùng mỏ neo ở cá vàng việc đầu tiên cần làm là cách ly cá bị nhiễm ra khỏi đàn, tránh lây lan sang các cá thể khác. Sau đó, tiến hành gây mê nhẹ và dùng nhíp hoặc kẹp nhỏ cẩn thận gỡ bỏ tất cả trùng bám trên cơ thể cá. Đảm bảo thực hiện thao tác này một cách chậm rãi để tránh gây tổn thương cho cá.
Sau khi loại bỏ trùng, tiến hành hồi sức cho cá bằng cách đặt cá trong nước sạch và tắm cá bằng dung dịch muối ăn với nồng độ 0.3% (tương đương 300 gram muối/100 lít nước). Quá trình tắm muối này cần kéo dài trong vòng 1 tuần. Đây chính là cách trị trùng mỏ neo bằng muối. Để đạt hiệu quả cao hơn trong việc tiêu diệt trứng của trùng mỏ neo, bạn nên tăng nhiệt độ nước trong bể lên 32°C trong suốt thời gian tắm.
Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc Xanh Methylen hoặc thuộc sát trùng bạn nhỏ trực tiếp vào vết thương của cá Vàng sau đó thả lại hồ. Phương pháp này chỉ áp dụng khi bạn phát hiện sớm, hay bạn mới mua cá về và phát hiện trùng mỏ neo xử lý liền thì khả năng khỏi là 99%. Tuy nhiên nếu bạn không phát hiện sớm, mà để lây lan trong hồ rồi thì khả năng phương pháp này không còn hiệu quả vì chúng lây rất nhanh.
Vì trứng loại ký sinh này có đầy trong hồ rồi, dù bạn có bắt hết trùng thì trứng cũng sẻ nở. Và thật sự để bắt sạch sẻ trên mình cá cũng rất khó vì tụi ký sinh trùng này ẩn nấp rất kỹ, thông thường thì chúng sẽ trốn ở phần đuôi ở giữ 2 đuôi hoặc là phần mang cá, nách cá thậm chí là ở trong miệng cá, rất khó để loại bỏ hết.
Đừng quên vệ sinh toàn bộ hồ cá bằng cách thay nước và khử trùng kỹ lưỡng. Hòa tan muối theo nồng độ 0.3% trong nước và ngâm toàn bộ thiết bị trong hồ cá trong vòng 7 ngày để loại bỏ triệt để các trứng trùng mỏ neo còn sót lại, đảm bảo môi trường sạch sẽ và an toàn cho cá khi thả trở lại.
Dùng thuốc đặc trị trùng mỏ neo ở cá vàng
Thuốc trị trùng mỏ neo cho cá Dimilin là một trong những loại thuốc đặc trị trùng mỏ neo được đánh giá cao về hiệu quả. Để đạt được kết quả tốt nhất, nên sử dụng với liều lượng 1g/m3 nước. Quá trình điều trị nên kéo dài trong 15 ngày, với tổng cộng 4 lần sử dụng thuốc. Trước mỗi lần sử dụng, hãy thay thế 20% lượng nước trong hồ để đảm bảo môi trường nước luôn được duy trì tốt nhất.
Một điểm quan trọng cần lưu ý
Dimilin là thành phần của thuốc có chứa chất trừ sâu, do đó có thể khiến cá tạm thời trở nên mệt mỏi sau khi tiếp xúc với thuốc. Nếu trong bể có trồng cây thủy sinh, bạn nên cẩn trọng bằng cách bổ sung nước vào bể trước khi sử dụng thuốc, điều này sẽ giúp bảo vệ cây thủy sinh khỏi tác động của Dimilin.
Trị trùng mỏ neo trên cá cảnh bằng thuốc tím
Bên cạnh các phương pháp điều trị khác, cách xử lý cá vàng bị trùng mỏ neo bằng thuốc tím (Potassium permanganate) cũng là một biện pháp rất hiệu quả. Quy trình điều trị trùng mỏ neo bằng thuốc tím có thể thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên, pha thuốc tím với nước theo tỷ lệ 0,6 gram thuốc tím/8 lít nước. Hãy đảm bảo thuốc tím được hòa tan hoàn toàn trước khi tiến hành điều trị.
- Sau khi pha xong, thả cá bị nhiễm trùng mỏ neo vào dung dịch này và để cá tắm trong khoảng 5 phút. Quá trình này giúp tiêu diệt trùng mỏ neo bám trên cơ thể cá một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cần giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình tắm để đảm bảo cá không bị căng thẳng quá mức.
Sử dụng lá xoan trị trùng mỏ neo ở cá vàng
Việc sử dụng lá xoan để điều trị trùng mỏ neo cho cá vàng tại nhà là phương pháp dân gian an toàn và hiệu quả. Quy trình này thực hiện như sau:
Sử dụng lá xoan tươi với liều lượng khoảng 3kg/m3 nước. Ngâm lá xoan trong nước hồ liên tục trong 3 ngày, sau đó thay 30%-50% lượng nước trong hồ và thêm lá xoan mới. Quy trình này cần được lặp lại liên tục trong vòng 14 ngày để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn cả trứng và trùng mỏ neo.
Để ngăn lá xoan bị trôi nổi trong hồ nên cho lá vào một túi lưới trước khi thả vào nước. Điều này không chỉ giúp giữ lá cố định mà còn giúp việc vệ sinh hồ dễ dàng hơn sau khi điều trị.
Trị trùng mỏ neo bằng thuốc chai số 0 Ocear Free
Phương pháp này được đánh giá là vô cùng hiệu quả, tuy nhiên giá thành cũng tương đối cao, anh em có thể cân nhắc thực hiện các phương pháp trên trước. Thuốc trị trùng mỏ neo chai số 0 Ocear Free hiện được bán rộng rãi tại các cửa hàng chuyên cung cấp thuốc cho cá cảnh.
Cách sử dụng cũng rất đơn giản bạn chỉ cần mua về, khi mở hộp ra sẽ có 2 chai thuốc: 1 chai nhỏ và 1 chai lớn. Bạn đổ chai nhỏ vào chai lớn lắc đều sau đó đổ vào hồ với liều lượng 10ml thuốc trên 100 lít nước. Sử dụng 2 lần cách nhau 3 ngày là cá có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Liều này sẽ tiêu diệt trùng mỏ neo bám trên cơ thể cá và loại bỏ các trứng ký sinh còn tồn tại trong nước.
Sau khoảng 3 ngày, thực hiện liều thứ hai để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các trùng mỏ neo và trứng còn sót lại, ngăn ngừa sự tái phát của bệnh. Việc tuân thủ đúng quy trình và liều lượng sẽ giúp bạn tiêu diệt dứt điểm trùng mỏ neo ở cá cảnh, đồng thời bảo vệ sức khỏe lâu dài cho cá.
Cách phòng ngừa trùng mỏ neo ở cá vàng
Để ngăn chặn trùng mỏ neo xâm nhập và gây hại cho cá cũng như ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bể, phòng bệnh luôn là biện pháp tối ưu hơn so với việc phải điều trị sau khi bệnh bùng phát.
Dưới đây là những biện pháp phòng bệnh trùng mỏ neo ở cá cảnh:
- Duy trì vệ sinh và chăm sóc bể cá thường xuyên là cách tốt nhất để loại bỏ các mầm bệnh tiềm ẩn.
- Thực hiện tắm muối định kỳ cho cá bằng cách ngâm cá trong nước có pha muối ăn với nồng độ 2 – 3% trong khoảng 15 – 20 phút. Phương pháp này giúp tiêu diệt và điều trị bệnh trùng mỏ neo cho cá vàng kịp thời trứng của trùng mỏ neo và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
- Cung cấp chế độ ăn khoa học cho cá, với lượng thức ăn vừa đủ để tránh tình trạng dư thừa thức ăn trong bể, giảm nguy cơ sinh sôi của vi khuẩn và nấm mốc gây hại.
- Luôn mua cá giống từ các cơ sở uy tín và đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng. Trước khi thả cá mới vào bể chính, hãy cách ly chúng trong một thời gian để theo dõi sức khỏe và ngăn ngừa bất kỳ mầm bệnh nào có thể lây lan.
Người có bị nhiễm trùng mỏ neo được không?
Con người không thể bị nhiễm trùng bởi mỏ neo vì đây là một loài ký sinh trùng đặc biệt chỉ tấn công cá. Với cơ chế thích nghi và sinh sản chuyên biệt, chúng chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường và cơ thể của cá, không ảnh hưởng đến con người.
Chú ý: Cá Vàng Bị Nấm Trắng Mẹo Chữa Trị Nhanh Chóng Và An Toàn
Bên trên Hikari đã cho bạn biết về trùng mỏ neo ở cá vàng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh trùng mỏ neo trên cá cảnh. Với nhiều phương pháp điều trị khác nhau, việc loại bỏ trùng mỏ neo hoàn toàn khả thi nếu được thực hiện đúng cách. Đừng quên thường xuyên theo dõi website Hikari Pet Food để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về các bệnh ở cá vàng và những loài cá cảnh khác nhé!